SẢN PHẨM RƯỢU
Copyright By Chuối Hột Rừng Tây Nguyên. Được tạo bởi Blogger.
Tin mới nhất
Các thông tin liên quan
- Chuối hột (4)
- Chuối hột rừng (3)
- rượu chuối hột. đặc sản Tây nguyên (2)
- 10 dấu hiệu của bệnh thận (1)
- AMAKONG (1)
- Dieu nhay Moonwalk (1)
- Dùng thuốc điều trị sỏi tiết niệu (1)
- Khoa học » Bí ẩn thế giới (1)
- NHAC HOT HA NOI (1)
- NHAC TRU TINH (1)
- PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CÂY TIÊU (1)
- RUOU AMAKONG (1)
- RUOU THUOC (1)
- Rượu chuối hột rừng (1)
- Sữa Ong Chúa (1)
- Tây nguyên (1)
- hac chi (1)
- hắc chi (1)
- mật ong (1)
- mật ong nguyên chất (1)
- nam linh chi den (1)
- nấm linh chi đen (1)
- sỏi thận và bệnh suy thận (1)
- thuoc Amakong (1)
6/4/12
Quy trình kĩ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 3
(P3)-Xin giới thiệu với bà con nông dân trồng tiêu về qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến Hồ Tiêu ở Chư Sê để tham khảo, vận dụng. Bài viết được Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) phổ biến. Để bà con dễ dàng tiếp thu, giatieu.com chia ra làm nhiều phần.> Qui trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 1.
>Qui trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 2.
7. Phòng trừ sâu bệnh
- Trồng cây che bóng cho vườn tiêu hoặc trồng tiêu trên trụ sống
- Bồi dưỡng phân hữu cơ hàng năm.
- Thoát nước tốt, không để vườn tiêu bị úng, đọng nước trong mùa mưa.
- Hạn chế xới xáo trong vườn tiêu.
- Vệ sinh đồng ruộng tốt.
- Hạn chế sử dụng thuốc BVTV
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Ngoài các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh vừa nêu khi thấy có sâu bệnh thì xử lý như sau
Các đối tượng sâu bệnh hại chính trên lá.
7.1. Bệnh vàng lá chết chậm (tuyến trùng Meloidogyne incognita, Pratylenchus sp phối hợp với các loại nấm như Fusarium solani,, Rhizoctonia solani)
- Triệu chứng: cây vàng từ từ, sinh trưởng kém hoặc ngừng sinh trưởng, rễ tiêu có nốt sưng, nếu nặng thì thối đen và chết, hệ thống rễ giảm.
-Xử lý: đào, đốt các cây bị bệnh nặng. Xử lý các cây vừa chớm bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Vimoca 20 ND, Marshal 200 SC, Oncol 20 EC (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ); Nokaph, Marshal 5 G, Oncol 5 G (30-50g/trụ). Nên kết hợp với một trong các loại thuốc trừ nấm sau: Viben C 50 BTN, Bendazol 50 WP (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ). Tưới hoặc rải thuốc 2 – 3 lần, cách nhau 1 tháng.
7.2. Bệnh chết nhanh (nấm Phytophthora sp)
- Triệu chứng: cây đang xanh tốt, lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Phần thân ngầm tiếp giáp với mặt đất bị thối đen.
- Xử lý: phòng trừ bằng cách phun dung dịch Bordeaux 1% lên lá và tưới vào gốc (2 lít dung dịch/trụ), 3 – 4 lần trong mùa mưa, cách nhau 1 tháng. Đào, đốt kịp thời các cây bệnh nặng. Xử lý các cây chớm bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Aliette 80WP, Ridomil MZ 72 BHN, Mataxyl 25 WP (0,3%, 3 – 5 lít dung dịch/trụ), phun lên lá và tưới vào đất 2 – 3 lần, cách nhau 1 tháng.
7.3. Rệp sáp hại rễ (Pseudococcus citri)
- Triệu chứng: cây chuyển vàng từ từ, sinh trưởng kém và bị nặng thì ngừng phát triển. Bới phần thân ngầm và rễ thì thấy rệp sáp trắng bám vào. Cây bị nặng rệp sáp tạo thành măng sông làm rễ tiêu xù xì, phồng to lên, bên trong lớp măng xông rất nhiều rệp sáp.
- Xử lý: đào, đốt các cây bị hại nặng. Tưới vào gốc các cây bị rệp nhẹ bằng một trong các loại thuốc Bi 58 40 EC, Ofatox 400 EC, Subatox 75 EC (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ), tưới 2 lần cách nhau 1 tháng, nên kết hợp với 1% dầu lửa.
7.4. Bệnh xoăn lùn (do virus, lá xoăn, nhỏ, ngọn rụt lại)
- Triệu chứng: cây bị bệnh có lá nhỏ, cong queo, mất diệp lục, thường xuất hiện ở các lá non. Cây cằn cỗi, chậm phát triển hoặc không phát triển, năng suất thấp.
- Xử lý: để phòng bệnh này không lấy giống từ các vườn có cây bị bệnh virus. Khi cây đã bị bệnh thì không thể cứu chữa, cần nhổ và hủy bỏ cây bệnh để hạn chế sự lây lan. Phun thuốc trừ rầy, rệp như Bassa 50EC (0,1%) hay Vibasa 50ND (0,2%), Suprathion 40EC (0,2%), Supracide 40EC (0,2%), Subatox 75EC (0,2%) để diệt côn trùng môi giới.
Ngoài ra còn có một số các loại sâu bệnh khác ít nguy hiểm hơn là:
7.5. Các loại rầy, rệp hại lá, đọt non, bông tiêu:
-Rệp muội, bọ xít lưới, rầy xanh: dùng một trong các loại thuốc sau: Bi 58 40 EC, Ofatox 400 EC, Subatox 75 EC (0,3%) phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày.
-Rệp sáp hại lá, hại chùm quả: dùng một trong các loại thuốc sau: Suprathion 40 EC, Supracid 40 EC, Pirinex 20 EC, Subatox 75 EC (0,3%) phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày.
7.6. Các bệnh hại lá như bệnh thán thư, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh đốm rong trên lá: Dùng một trong các loại thuốc sau: Tilt 250 EC, Tilt Super 300 ND, Derosal 50 SC, Viben C 50 BTN (0,2%), phun 2-3 lần, cách nhau 1 tháng.
Tiêu được thu hái bằng tay và được hái từ 2 – 3 đợt trong 1 vụ thu hoạch. Để chế biến tiêu đen, tiêu được hái cả chùm trái khi chùm có lác đác quả chín hoặc chùm quả đã chuyển sang xanh vàng. Không thu hái các chùm xanh non trừ đợt hái tận thu lần cuối. Có thể dùng kéo cắt hay bấm rời chùm quả ở đoạn cuống chùm, không rứt chùm quả khỏi cành quả gây vết thương ở các đốt mang chùm quả.
9. Chế biến tiêu đen
Chùm quả tiêu thu về đem tuốt lấy quả ngay hay có thể để dồn lại 2 – 3 ngày mới tuốt. Hạt tiêu được phơi trên sân xi măng có trải bạt để giữ vệ sinh và tránh lẫn cát, đá. Lập rào lưới cản cao 2m chung quanh sân phơi trong thời gian phơi, ngăn không cho súc vật đi qua để lại chất thải trong sản phẩm. Không mang giày dép dính đất bẩn vào sân phơi tiêu. Tiêu phơi lớp dày 2 – 3 cm, đảo đều 4 – 5 lần/ngày, phơi 3 - 4 ngày nắng thì khô. Hạt nhăn đều, đen, đạt độ ẩm từ 12 – 13% mới đem bảo quản.
Hạt tiêu phơi khô, sàng sảy sạch rồi đóng vào bao để cất giữ trước khi bán. Chú ý chỉ đóng bao khi hạt tiêu đã nguội. Đóng bao 2 lớp, lớp ni lông bên trong và bao sợi bên ngoài để chống hút ẩm trở lại tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển làm giảm chất lượng tiêu đen. Các bao tiêu được tồn trữ ở kho mát, thoáng, khô ráo.
Cách chế biến tiêu trắng thủ công là để tiêu chín già, chùm có hơn 50% trái chín đỏ mới hái, đem ủ 2 – 3 ngày sau đó tách hạt, bỏ vào bao đem ngâm ở giòng nước chảy, hay trong bể, thay nước hàng ngày. Ngâm từ 7 – 10 ngày cho đến khi vỏ nát rời, cho tiêu vào rỗ hay máy xát kỹ sau đó đãi hết vỏ và phơi 1 – 2 nắng trên nong, nia đến khi hạt có độ ẩm 12 – 13% là được.
Ngoài ra tiêu trắng còn được chế biến công nghiệp từ tiêu đen loại có dung trọng 570g/lít. Tiêu đen được ngâm nước trong vòng 4 ngày, sau đó được ủ chung với men vi sinh vật, cho lên men ở nhiệt độ 420C để vỏ tiêu đen bám vào hạt mau nát rời ra, sau đó đưa vào máy xát vỏ rồi rửa sạch. Hạt tiêu sau khi đãi sạch vỏ có màu vàng ngà. Theo yêu cầu của thị trường người ta có thể làm trắng bằng cách ngâm trong H202 2% trong vòng 30 phút để oxy hoá chất hữu cơ và chất màu. Sau khi làm trắng tiến hành phơi hoặc sấy hạt tiêu ở nhiệt độ 50 – 60 0C trong nhiều giờ liên tục để hạt đạt độ ẩm 12%.
Hạt tiêu sau khi phơi/sấy xong để nguội và đóng bằng bao PP, đưa vào kho để bảo quản. Kho chứa không ẩm ướt, phải thoáng mát, bao tiêu được kê cách sàn 15 – 20cm, cách tường 0,5m.
Theo VPA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét