SẢN PHẨM RƯỢU

Copyright By Chuối Hột Rừng Tây Nguyên. Được tạo bởi Blogger.

Tin mới nhất

6/4/12

Quy trình kĩ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 2

(P2)-Xin giới thiệu với bà con nông dân trồng tiêu về qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến Hồ Tiêu ở Chư Sê để tham khảo, vận dụng. Bài viết được Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) phổ biến. Để bà con dễ dàng tiếp thu, giatieu.com chia ra làm nhiều phần.
> Quy trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 1.
>Quy trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 3.


trong tieu3 Quy trình kĩ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê   Phần 2
Buộc dây, công việc làm thường xuyên khi tiêu bắt đầu leo lên trụ
4. Chăm sóc
4.1. Làm cỏ, buộc dây
Làm sạch cỏ trong gốc tiêu thường xuyên, nhổ cỏ gốc bằng tay, tránh làm tổn thương vùng cổ rễ. Thường xuyên buộc dây tiêu vào trụ,
4.2. Tạo hình, nuôi thân
4.3. Xén tỉa tạo hình cơ bản
* Đối với tiêu trồng bằng dây thân:
Sau 1 năm trồng, cắt tạo hình cho tiêu bằng cách cắt ngang toàn bộ dây thân trên trụ, cách gốc tiêu 25 – 30 cm. Cắt tạo hình với mục đích vừa lấy hom nhân giống vừa tạo khung thân dây tiêu trên trụ. Cắt dây tiêu vào các ngày khô ráo, không cắt trong thời gian mưa dầm để hạn chế các loại bệnh hại tiêu. Từ chỗ cắt sẽ mọc lên các dây thân chính. Giữ lại các dây thân khoẻ mạnh phân bố đều chung quanh trụ làm bộ khung chính, vặt bỏ các mầm dây thân còn lại. Số lượng dây thân để làm bộ khung chính phụ thuộc vào kích thước trụ.
- Trụ sống : 9 – 12 dây thân/trụ
- Trụ gỗ hay trụ bê tông : 8 – 10 dây thân/trụ
- Trụ xây gạch: 20 – 30 dây/trụ gạch.
Khi dây tiêu leo lên hết chiều cao trụ thì hãm ngọn và xén tỉa định kỳ.
Nếu không có nhu cầu lấy hom nhân giống thì khi các dây thân ở độ cao 80 – 100cm, có 5 – 6 cành quả/1 dây thân, bấm ngọn lần đầu để kích thích sự phát triển thêm dây thân. Bấm ngọn bằng cách cắt bỏ phần ngọn tiêu mang 1 – 2 cành quả. Sau khi bấm ngọn lần đầu nếu trên trụ tiêu vẫn chưa có đủ số dây thân cần thiết/trụ thì sau khi dây thân mới có từ 3 – 5 cành quả tiếp tục bấm ngọn lần thứ  hai.
* Đối với tiêu trồng bằng dây lươn
Tiêu trồng bằng dây lươn phải áp dụng biện pháp đôn dây tiêu vào 12 – 14 tháng sau trồng. – Sau khi tiêu leo lên trụ được 1,4 – 1,5 m và các dây tiêu đã phát sinh được 2 – 3 cành quả ở ngọn thì đôn dây xuống. Chỉ đôn các dây tiêu có mang cành quả, cắt bỏ các dây không mang quả.
- Đào rãnh sâu 15 – 20cm chung quanh trụ tiêu, cách gốc tiêu 20 – 25cm, khoanh phần dây thân đã cắt hết lá vào rãnh, chừa đoạn ngọn dây có mang lá và cành quả buộc áp vào trụ tiêu.
- Sau đó lấp một lớp đất mỏng để giữ cho khoanh dây được đôn nằm cố định.
- Sau khi rễ từ đốt của các khoanh dây được đôn nhú ra mới vun gốc bón phân cho tiêu.
4.4. Xén tỉa cho tiêu kinh doanh
- Tỉa bỏ tất cả các dây thân, dây lươn, cành ác mọc phía dưới gốc tiêu. Cành lá bộ tán tiêu cách mặt đất 10 – 15cm.
- Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài bộ tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ.
- Tỉa bỏ các cành ác yếu ớt, các cành tăm nhang.
5. Bón phân
- Phân hữu cơ: bón hàng năm với liều lượng 30 – 40m3/ha. Nếu không có phân hữu cơ có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh bón cho vườn tiêu với liều lượng từ 2 – 3kg/trụ/năm
- Vôi: bón vôi cho vườn tiêu với liều lượng 500kg/ha/năm. Vôi được bón bằng cách tung đều trên mặt đất, chiếu theo tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón cho tiêu.
- Phân khoáng:
Bảng 1: Định lượng tạm thời lượng phân bón khoáng cho hồ tiêu
Năm
Kg /ha/năm
gr/trụ/năm

Urê
SA
Lân VĐ
KCl
Urê
SA
Lân VĐ
KCl
Trồng mới
Năm 2
Năm 3
Kinh doanh
150
350
550
750
50
150
250
300
1000
1000
1000
1000
70
170
500
700
75
180
270
370
25
75
120
150
500
500
500
500
35
80
250
350
- Urê và Kali clorua: Năm trồng mới bón 3 – 4 lần, lần đầu sau khi trồng tiêu 1 tháng, sau đó 2 tháng bón 1 lần. Các năm tiếp theo Urê và Kali clorua được bón 5 lần, mùa khô bón 2 lần kết hợp với tưới nước, mùa mưa bón 3 lần: đầu, giữa và cuối mùa mưa. Phân SA bón vào đầu mùa mưa.
- Phân lân: có thể dùng lân nung chảy hay Super lân. Lân nung chảy bón 1 lần vào đầu mùa mưa, Super lân thì chia làm 2 lần bón: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa.
Nếu dùng phân NPK hỗn hợp thì dùng các loại và liều lượng sau
Bảng 2: Loại và liều lượng NPK hỗn hợp bón cho tiêu
Năm tuổi
Loại
Liều lượng (kg/trụ)
Năm trồng mới 16-16-8 hoặc 20-20-15 0,2 – 0,3
Năm thứ 2 16-16-8 hoặc 20-20-15 0,5 – 0,6
Năm thứ 3 16-16-8 hoặc 20-20-15 0,6 – 0,8
Các năm KD 15-10-15 hoặc 16-8-16 1,3 -1,5
- Phân bón lá: sử dụng các loại phân bón lá có có vi lượng như  Zn, B làm giảm được tỷ lệ rụng gié quả. Phân bón lá được phun 2 – 3 lần trong mùa mưa.
cham soc vuon tieu5 Quy trình kĩ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê   Phần 2
Tưới nước vào mùa khô khi cây đang nuôi quả.
6. Tưới nước và thoát nước
* Tiêu trồng mới và kiến thiết cơ bản: tưới suốt mùa khô cho đến khi có mưa theo chu kỳ trên. Trong năm trồng mới, nếu mùa mưa gặp hạn dài cũng phải tưới nước cho tiêu.
* Tiêu kinh doanh: tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi quả, sau khi thu hoạch xong ngừng tưới nước.
Loại vườn Đất bazan

Lượng nước (lít/trụ) Chu kỳ (ngày)
Tiêu trồng mớiTiêu kiến thiết cơ bản Tiêu kinh doanh
30 – 40
60 – 80
100 – 120
7 – 10
10 – 15
20 – 25
Mùa mưa, vườn tiêu phải được thoát nước tốt vào các rãnh, mương tiêu nước trong lô. Vun gốc tiêu, không cho nước đọng ở gốc.
* Tủ gốc mùa khô: dùng rơm rạ hoặc các loại tàn dư thực vật khác như vỏ ngô, dây đậu, cỏ rác cây phân xanh, đậu đỗ …. Lượng rơm tủ từ 5 – 10 kg khô/trụ.
Theo VPA

0 nhận xét:

CÔNG DỤNG CỦA CHUỐI HỘT RỪNG

ĐẶC SẢN CHUỐI HỘT RỪNG

ĐẶC SẢN CHUỐI HỘT RỪNG TÂY NGUYÊN

Lưu trữ

TOTAL VIEWS