SẢN PHẨM RƯỢU

Copyright By Chuối Hột Rừng Tây Nguyên. Được tạo bởi Blogger.

Tin mới nhất

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dùng thuốc điều trị sỏi tiết niệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dùng thuốc điều trị sỏi tiết niệu. Hiển thị tất cả bài đăng
21/10/11
Sỏi tiết niệu là nhóm bệnh thường gặp trong chuyên khoa thận tiết niệu. Sỏi tiết niệu là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính.Theo vị trí, sỏi tiết niệu bao gồm: sỏi đài thận, sỏi bể thận, sỏi san hô, sỏi niệu quản đoạn trên, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn dưới, sỏi bàng quang và sỏi tuyến tiền liệt.
Theo cấu tạo, sỏi tiết niệu gồm có: sỏi phosphat và oxalat canxi, sỏi struvit, sỏi urat và sỏi cystin.
Ở thể điển hình, sỏi tiết niệu có các triệu chứng: đau thắt lưng - có khi đau nhiều kiểu cơn quặn thận và đái máu liên quan với vận động. Nhưng có một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, sỏi tiết niệu được phát hiện tình cờ qua kiểm tra sức khỏe định kỳ, qua điều tra bệnh tật trong cộng đồng.

Để chẩn đoán sỏi tiết niệu, chuyên môn dựa vào siêu âm hệ tiết niệu; chụp Xquang hệ tiết niệu không thuốc hoặc có thuốc cản quang; thử nước tiểu tìm hồng cầu, bạch cầu, trụ hình.

Để chẩn đoán giai đoạn bệnh, người bệnh cần được xét nghiệm máu để biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và nồng độ urê, creatinin, acid uric.

Điều trị sỏi tiết niệu là một nghệ thuật. Chuyên môn sẽ dựa vào: vị trí sỏi, kích thước sỏi, thành phần cấu tạo sỏi, thận đã ứ nước hay chưa, có suy thận hay không để chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp: nội khoa (hóa chất hoặc thảo mộc) hoặc tán sỏi (ngoài cơ thể, nội soi, qua da) hoặc phẫu thuật (nội soi hoặc theo cổ điển).

Sự phối hợp và thống nhất phác đồ điều trị sỏi tiết niệu giữa các thầy thuốc nội khoa và ngoại khoa rất cần thiết. Trong bài viết này chỉ xin đề cập tới phương pháp điều trị nội khoa bệnh sỏi tiết niệu, lý giải việc lựa chọn các thuốc ở các khâu.

Có thể tóm tắt phương pháp điều trị nội khoa sỏi tiết niệu theo sơ đồ (xem hình).

Thuốc giảm đau, an thần có tác dụng trên thần kinh trung ương: Các thuốc này được áp dụng khi bệnh nhân có triệu chứng cơn đau quặn thận.

Tùy theo cường độ đau để chọn thuốc uống, thuốc tiêm trong các loại  sau đây:

- Paracetamol: Efferalgan, alaxan

- Diclofenac: Voltaren

- Ibuprofen: Mofen

- Ketoprofen: Profenid

- Piroxicam: Felden

- Sulpiride: Dogmatil

- Diazepam: Valium, veduxen.

Thuốc chống co thắt, gây giãn cơ trơn, giãn niệu quản: Chọn một trong các thứ thuốc sau theo dạng viên hoặc ống:

- Papaverin.

- Alverine citrat (spasmaverin, meteospasmyl).

- No-spa.

- Spasfon.

Trong trường hợp đau nhiều có thể dùng phối hợp thuốc giảm đau và thuốc chống co thắt.

Thuốc kháng sinh: Khi sỏi tiết niệu bị bội nhiễm hoặc viêm thận - bể thận cấp với các biểu hiện: Sốt, đái đục, đái rắt, đái buốt cần chọn một trong các loại kháng sinh có tác dụng trên đường tiết niệu sau đây:

- Nhóm penicilline.

- Nhóm cephalosporin thế hệ 2, thế hệ 3, thế hệ 4 với các dược chất: cefuroxim, ceftriaxon, cefixim, cefepim.

- Nhóm quinolon với các dược chất: ciprofloxacin, levofloxacin, norfloxacin, ofloxacin.

Nếu có kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc nhạy cảm là tốt nhất. Tuy nhiên cần phải cân nhắc khi chỉ định các thuốc kháng sinh độc thận đặc biệt ở người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thay đổi nếp sống

Chế độ ăn uống cũng góp phần phòng ngừa và hạn chế tạo thành sỏi tiết niệu.

Ví dụ:

- Chế độ ăn ít canxi, không uống sữa giàu canxi trong sỏi phosphat và oxalat.

- Uống dung dịch kiềm Na bicarbonat trong sỏi urat và bệnh gút.

Vận động thể lực, chạy, nhảy dây cũng góp phần tống sỏi từ niệu quản xuống bàng quang và từ bàng quang ra ngoài.
Thuốc bào mòn và làm tan sỏi

Các thuốc trong loại này sẽ làm giảm kết dính các tinh thể và có tác dụng ở những trường hợp sỏi nhỏ, bề mặt nhẵn, ở vị trí thấp và thành phần cấu tạo sỏi thích hợp, ví dụ:
- Viên sỏi thận domesco, có các thành phần: cao hạt chuối hột, cao rau om.- Kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, bông mã đề, râu ngô là một bài thuốc y học cổ truyền chữa sỏi tiết niệu rất thông dụng.

- Các công ty dược của Việt Nam và Trung Quốc đã phát huy và cải tiến bài thuốc này để bào chế thành các biệt dược: kim tiền thảo bài thạch, thạch lâm thông...

Việc điều trị sỏi tiết niệu cần được theo dõi để đánh giá diễn biến của bệnh. Nếu bệnh thuyên giảm ít, có khuynh hướng nặng lên cần thay đổi phương pháp điều trị kể cả điều trị bằng phẫu thuật để phòng tránh suy thân mạn tính giai đoạn cuối.


(Theo PGS.BS. Trần Văn Chất (Bệnh viện Bạch Mai))

CÔNG DỤNG CỦA CHUỐI HỘT RỪNG

ĐẶC SẢN CHUỐI HỘT RỪNG

ĐẶC SẢN CHUỐI HỘT RỪNG TÂY NGUYÊN

Lưu trữ

TOTAL VIEWS