SẢN PHẨM RƯỢU

Copyright By Chuối Hột Rừng Tây Nguyên. Được tạo bởi Blogger.

Tin mới nhất

30/9/11
PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CÂY TIÊU

Các loại bệnh hại

Bệnh do nấm hại

Đáng chú ý nhất là bệnh chết nhanh do nấm phytophthora và bệnh chết chậm do các nấm Rhizoctozi, Fusarium và Pythium.

- Bệnh chết nhanh: Đầu tiên cây bị héo, sau đó lá vàng úa và rụng rất nhanh, tiếp theo lá đọt và các đốt cành bị rụng để trơ lại thân chính với vài cành khô héo bám trên trụ tiêu. Từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi cây chết trong khoảng 7-10 ngày nên gọi là bệnh chết nhanh.

- Bệnh chết chậm: Cây sinh trưởng kém, các lá bị vàng và rụng từ phía gốc trở lên, các đốt cành và thân rụng dần từ trên xuống. Quá trình này diễn ra tương đối chậm, khoảng vài ba tháng, có khi cây không chết, nhưng phát triển èo uột, cằn cỗi. Các loại nấm gây hại tồn tại trong đất, phá huỷ bộ rễ và gốc, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng làm tiêu héo dần và chết.

Bệnh thán thư

Do nấm Collectotrichum gây ra, đầu tiên lá tiêu có đốm lớn màu vàng nhạt, sau hoá nâu và đen dần, rìa vết bệnh có quầng đen, bệnh thường xuất hiện ở chót và mép lá. Bệnh có thể lan sang bông và dây rất nhanh làm hạt bị khô đen, lép, làm rụng đốt cành.

Hiện tượng cằn lá (còn gọi bệnh tiêu điên)

Là hiện tượng khá phổ biến ở các vườn tiêu. Cây bị bệnh thấp hơn các cây khác, lá nhỏ hơn, hơi bị nhăn nheo, phiến lá biến màu vàng xanh hoặc lá có những phần vàng xanh xen kẽ làm lá có màu loang lổ, các đốt thân thường ngắn lại, cây tiêu cằn cỗi nhưng nhìn vẫn có vẻ um tùm, ra bông ít, chùm bông ngắn, tỉ lệ đậu trái thấp. Virus gây bệnh được lây truyền qua các loài rầy và rệp rất phổ biến ở các vườn tiêu.

Các loại sâu hại

- Mối tiêu: tấn công dây tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất hoặc dưới đất. Mối gặm dây tiêu làm cho tiêu bị suy kiệt, không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn.

- Rệp sáp giả và các loài bọ rầy: hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ cao làm lá vàng, đọt tiêu xoăn lại, hoa bị rụng. Rệp sáp còn phá hại bộ rễ và gốc tiêu, tạo điều kiện cho tuyến trùng và nấm bệnh xâm nhập gây hại làm cây tiêu bị chết nhanh hơn. Ngoài ra rệp và các loại bọ rầy còn là môi giới truyền virus gây bệnh tiêu điên.

Biện pháp phòng trị

- Thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh gây úng đọng nơi gốc tiêu.

- Cắt bỏ các bộ phận bị bệnh đưa ra xa vườn tiêu để tiêu huỷ. Với những cây bị nặng cần triệt bỏ, tiêu hủy.

- Bón phân đầy đủ và cân đối N, P, K, Ca, Mg. Tăng cường bón phân hữu cơ đã hoai mục. Dùng các loại thuốc đặc hiệu để phun trừ:

+ Tưới hoặc rải vào gốc tiêu để phòng trừ tuyến trùng và các loại sâu hại trong đất như: rệp gốc, mối sùng... các loại thuốc như Diaphos 10H, Pyrinex 20EC...

+ Phun lên tán lá cây tiêu để trừ các loại rệp sáp, rầy, bọ xít lưới và các loại sâu ăn lá các loại thuốc: Secsaigon, Pyrinexx, Vovinam... Đối với rệp sáp thường phải phun 2-3 lần mới tận diệt hết côn trùng này.

+ Để phòng ngừa bệnh trên cây tiêu nên sử dụng các loại thuốc g ốc đồng như: Boocdo, Funguran... phun định kỳ trong mùa mưa trung bình từ 15-20 ngày/lần hoặc pha nước tưới vào gốc tiêu khoảng 3 lần/năm vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa hoặc cuối mùa mưa, hạn chế rất tốt bệnh chết nhanh, chết chậm và bệnh thán thư...

+ Phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm: Dùng thuốc Mexyl hoặc Alpine phun lên lá hoặc tưới gốc tiêu. Tốt nhất phun hoặc tưới mỗi năm 3 lần, vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Liều lượng khoảng 20-25g/bình 8 lít nước.

+ Phòng trừ bệnh thán thư hoặc các bệnh đốm lá dùng các loại thuốc: Carbenzim 50WP, Thio-M 50WP, Hạt vàng 50WP,... phun trên lá khi bệnh xuất hiện.

Chú ý: Cần phun sớm khi bệnh mới phát sinh, nếu có thể phun lại lần 2 cách lần 1 khoảng 7-10 ngày để hạn chế tối đa sâu bệnh gây hại.

0 nhận xét:

CÔNG DỤNG CỦA CHUỐI HỘT RỪNG

ĐẶC SẢN CHUỐI HỘT RỪNG

ĐẶC SẢN CHUỐI HỘT RỪNG TÂY NGUYÊN

Lưu trữ

TOTAL VIEWS